Nước thải y tế phát sinh từ các hoạt động sinh học, khám chữa bệnh tại bệnh viện, phòng khám và các cơ sở y tế. Việc xử lý nước thải y tế hiện nay không chỉ là theo quy định, pháp lý mà còn là trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng. Để tìm hiểu rõ hơn về quy định, hệ thống, công nghệ và các giải pháp tối ưu xử lý nước thải từ y tế trong bài viết dưới đây cùng Thiết bị đo THP nhé!
Đặc điểm nguồn nước thải y tế
Nước thải y tế phát sinh từ nhiều hoạt động khác nhau với 2 nguồn chính là từ hoạt động sinh hoạt như vệ sinh, tắm rửa của bệnh nhân, người nhà, cán bộ nhân viên và hoạt động từ khám chữa bệnh, phẫu thuật, xét nghiệm,…
Chính vì thế, đặc điểm chính của nguồn nước thải y tế gồm các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh và các mầm bệnh sinh học khác như máu, mủ, dịch, đờm hoặc các chất độc hại từ cơ thể, đặc biệt chứa nhiều vi khuẩn lây nhiễm có thể bị lây lan khi thải ra ngoài môi trường khi xử lý không đạt chuẩn.
Do đó, đối với nước thải y tế không qua xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn khi thải ra ngoài môi trường không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn có thể ảnh hưởng tới rất nhiều đến hệ sinh thái sinh vật, động thực vật và đặc biệt là sức khỏe của con người.
Quy định về xử lý nước thải y tế mới nhất 2025
Hiện nay, nhà nước có quy định về xử lý nước thải y tế cần phải xử lý khử trùng đảm bảo hiệu quả trước khi thải ra ngoài môi trường sống. Đặc biệt, nước thải y tế cần phải loại bỏ triệt để các chất như nồng độ pH, BOD5, COD tổng hàm lượng chất rắn, nitrat, photpho, amoni, chất phóng xạ,… cần phải đạt chuẩn và hiệu quả xử lý cao.
Đồng thời, tại phòng khám, bệnh viện hoặc các cơ sở y tế luôn phải thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế đạt quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT mới được đưa vào quá trình hoạt động và vận hành chính thức.
Trong đó, các thống số liên quan đến nước thải y tế đạt chuẩn theo Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 28:2010/BTNMT cụ thể trong bảng sau:
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị C
QCVN 28:2010/BTNMT |
|
A | B | |||
1 | pH | – | 6,5 – 8,5 | 6,5 – 8,5 |
2 | BOD5 (200C) | mg/l | 30 | 50 |
3 | COD | mg/l | 50 | 100 |
4 | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/l | 50 | 100 |
5 | Sunfua (tính theo H2S) | mg/l | 1,0 | 4,0 |
6 | Amoni (tính theo N) | mg/l | 5 | 10 |
7 | Nitrat (tính theo N) | mg/l | 30 | 50 |
8 | Phosphat (tính theo P) | mg/l | 6 | 10 |
9 | Dầu mỡ động thực vật | mg/l | 10 | 20 |
10 | Tổng hoạt độ phóng xạ α | Bq/l | 0,1 | 0,1 |
11 | Tổng hoạt độ phóng xạ β | Bq/l | 1,0 | 1,0 |
12 | Tổng coliforms | MPN/ 100ml | 3000 | 5000 |
13 | Salmonella | Vi khuẩn/ 100ml | KPH | KPH |
14 | Shigella | Vi khuẩn/ 100ml | KPH | KPH |
15 | Vibrio cholerae | Vi khuẩn/ 100ml | KPH | KPH |
Trong đó:
- Cột A quy định giá trị C làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép khi thải vào nguồn nước dùng trong mục đích cấp nước sinh hoạt.
- Cột B quy định giá trị C làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép khi thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Hệ thống xử lý nước thải y tế hiện nay
Hầu hết hệ thống xử lý nước thải y tế đều sử dụng sự kết hợp của phương pháp xử lý sinh học kết hợp hóa học để loại bỏ hiệu quả các chất hữu cơ, vi khuẩn, mầm bệnh lây nhiễm có trong nước thải y tế. Trong đó, đối với hệ thống nước thải bệnh viện sẽ có hệ thống xử lý thiết kế khác so với hệ thống nước thải y tế phòng khám bởi quy mô và lưu lượng xả thải khác nhau, cụ thể như sau:
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Đối với bệnh viện, cơ sở y tế có diện tích, quy mô hoạt động và lưu lượng xả thải lớn nên cần một hệ thống xử lý có khả năng xử lý nguồn nước thải năng suất cao nên hệ thống trên sẽ sử dụng công nghệ sinh học kết hợp với công nghệ MBR giúp loại bỏ các vi khuẩn, mầm bệnh có trong nước thải đạt quy định xả thải theo QCVN 28-2010/BTNMT.
Hệ thống xử lý nước thải y tế phòng khám
Đối với phòng khám, quy mô hoạt động và diện tích thiết kế nhỏ và lưu lượng xả thải thấp khoảng từ 500l đến 5m3/ngày đêm nên hệ thống trên có thể đáp ứng hiệu quả xử lý nhưng vẫn tối ưu chi phí khi lắp đặt và vận hành.
Các công nghệ xử lý nước thải y tế tiêu chuẩn
Đối với nước thải y tế, công nghệ xử lý cần phải đưa ra chất nước đạt chuẩn tiêu yêu cầu của các cơ quan chức năng. Sau đây là 3 công nghệ xử lý nước thải y tế được sử dụng phổ biến hiện nay:
Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt
Phương pháp này sử dụng các lớp vật liệu đệm sinh học để phân tích nước thải thành nhiều mảng nhỏ và lọc loại bỏ hoàn toàn các chất hữu cơ, chất ô nhiễm có trong nước thải y tế. Đây là phương pháp diễn ra trong môi trường khép kín và không cần trang bị máy bơm sục trong hệ thống. Do đó, công nghệ này phù hợp với nước thải y tế có mức độ ô nhiễm vừa phải như nước thải từ trạm y tế, phòng khám.
Bên cạnh đó, công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt sở hữu ưu điểm nổi bật như sau:
- Hệ thống vận hành đơn giản, không yêu cầu nhân viên có trình độ chuyên môn cao.
- Chi phí đầu tư ban đầu không cao, không tốn nhiều diện tích.
- Tiêu thụ ít điện năng và không gây tiếng ồn khi hoạt động.
Công nghệ AAO
Được đánh giá là dòng công nghệ xử lý nước thải hiện đại, công nghệ AAO được thiết kế chuyên sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải y tế của bệnh viện, phòng khám lớn. Công nghệ này được chia thành 3 giai đoạn xử lý sinh học tương ứng là kỵ khí – hiếu khí – thiếu khí giúp loại bỏ hoàn toàn chất hữu cơ, giảm nồng độ Nitơ và gây ra hiện tượng phú dưỡng khi xả thải. Đặc biệt, khi sử dụng công nghệ AAO có đặc điểm nổi bật như:
- Xử lý hiệu quả nước thải có mức độ ô nhiễm cao, giảm các chỉ tiêu COD, BOD trong nước thải hiệu quả.
- Quá trình lắp đặt hệ thống nhanh chóng, kết câu đơn giản, nhỏ gọn và có thể phối hợp với các bể xử lý sẵn có.
- Diện tích lắp đặt thấp, có thể lắp đặt chìm hoặc nổi hoặc di chuyển dễ dàng.
- Chi phí vận hành thấp và không tiêu tốn nhiều điện năng.
Công nghệ MBBR
Công nghệ MBBR được lắp đặt ưa chuộng tại bệnh viện, cơ sở y tế lớn với công nghệ hiện đại và được kết hợp giữa phương pháp Aerotank truyền thống cùng lọc sinh học hiếu khi. Công nghệ MBBR sử dụng mật độ vi sinh vật lớn giúp phân hủy các chất hữu cơ, chất ô nhiễm, chất độc có trong nước thải y tế hiệu quả. Công nghệ này có những ưu điểm như:
- Diện tích xây dựng, lắp đặt thấp.
- Dễ dàng trong quá trình vận hành, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống.
- Điều kiện tải trọng cao, mật độ vi sinh vật trong lớp màng biofilm cao nên tải trọng hữu cơ trong bể MBBR rất cao.
Giải pháp toàn diện trong hệ thống xử lý nước thải y tế
Để quá trình vận hành hệ thống xử lý nguồn nước thải từ y tế hiệu quả, tối ưu và bền bỉ thì sau đây là một số giải pháp nổi bật không thể thiếu:
- Tích hợp các công nghệ xử lý hiện đại: Trang bị thêm các công nghệ xử lý tân tiến như màng lọc, khử trùng ozone và công nghệ giám sát thông minh.
- Sử dụng đồng hồ nước thải: Giúp theo dõi, kiểm soát lưu lượng nước thải toàn diện. Đồng thời, hỗ trợ phát hiện sự cố bất thường và giúp lập báo cáo môi trường chính xác, nhanh chóng. Tiết kiệm chi phí vận hành hệ thống.
- Bảo dưỡng, bảo trì hệ thống định kỳ: Giúp hệ thống luôn hoạt động ổn định, hiệu quả, tuổi thọ cao và tuân thủ quy định.
Nước thải y tế chứa nhiều chất độc hại, chất gây ô nhiễm, truyền nhiễm cao nên bất cứ một cơ sở y tế, bệnh viện hay phòng khám nào cũng cần một hệ thống xử lý nước thải y tế đạt quy chuẩn Việt Nam.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Thiết bị đo THP đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định đồng thời lựa chọn hệ thống, công nghệ phù hợp cho cơ sở y tế của mình. Cập nhật thông tin tại website thietbidothp.vn để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!