Công nghiệp Việt Nam luôn đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế chung của đất nước. Tuy nhiên với sự phát triển không ngừng của hệ thống sản xuất công nghiệp kéo theo hệ lụy về ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất và sức khỏe con người. Vấn đề xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp vẫn gặp nhiều bất cập và trở thành mối lo của toàn xã hội. Cùng Thiết bị đo THP khám phá quy trình chuẩn của hệ thống xử lý nước thải công nghiệp như thế nào?
Nguồn gốc của nước thải công nghiệp từ đâu?
Nước thải công nghiệp được sinh ra trong quá trình hoạt động sản xuất công nghiệp. Nước thải công nghiệp rất đa dạng phụ thuộc vào các loại hình sản xuất, sản phẩm trong khu công nghiệp. Tuy nhiên sẽ bắt nguồn từ 2 loại chính:
Nước thải sinh hoạt: Nguồn nước này do hoạt động sinh hoạt cán bộ công nhân viên khu vực vệ sinh, nhà bếp, khu văn phòng thải ra. Trong nước thải thường có vi sinh vật, BOD, COD, vi khuẩn…
Nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Đặc trưng của nguồn nước thải này phụ thuộc vào nhà máy sản xuất và sản phẩm sản xuất trong khu công nghiệp.
- Nước thải công nghiệp thực phẩm: BOD, chất rắn lơ lửng, hormone tăng trưởng, chất tạo màu, axit hoặc kiềm,…
- Nước thải nhà máy điện: thủy ngân, chì, Crom, selen, asen, cadimi, hoặc lưu huỳnh dạng khí,
- Ngành công nghiệp thép: naphthalene, benzen, xyanua, amoniac, phenol, cresol, anthracene,…các chất ô nhiễm: dầu mỡ động vật, các hạt rắn, axit sunfuric, axit hydrochloric…
- Công nghiệp sản xuất giấy: TSS, BOD, chloroform, furan, dioxin, phenol, COD và các chất rắn lơ lửng…
Những ảnh hưởng của nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường nếu không được làm sạch.
Với môi trường: Nước thải thoát ra ngoài sông, kênh, ngòi sẽ làm chết hệ sinh thái sinh vật, động thực vật và làm thay đổi chất lượng nước. Các loài thủy sinh hấp thụ nước thải công nghiệp sẽ gây biến đổi gen, đe dọa đến đời sống sinh vật trong đất và ảnh hưởng đến mạch nước ngầm gây ô nhiễm nước ngầm.
Với sức khỏe con người: Nước thải công nghiệp có chứa nhiều chất độc hại, vi khuẩn, gây bệnh nếu sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua xử lý sẽ gây bệnh đường tiêu hóa, bệnh ung thư, bệnh phổi…
Quy chuẩn kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đi vào hoạt động cần đảm bảo đầy đủ các tiêu chí và yêu cầu của QCVN 40:2021/BTNMT. Theo đó các thành phần trong nước thải công nghiệp sau khi được xử lý, làm sạch phải đảm bảo các thông số sau:
Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp có nhiều thành phần chất ô nhiễm độc hại nên quy trình công nghệ của hệ thống xử lý nước thải công nghiệp cũng cần nhiều bước phức tạp. Cụ thể:
Bước 1: Lọc nước thải
Nước thải được đưa qua các song chắn hoặc lưới lọc để loại bỏ các tạp chất lớn như rác, gỗ, vải,…
Bước 2: Lọc sơ cấp tách chất rắn hữu cơ
Quy trình lọc sẽ là nước thải được đưa vào bể lắng, các hạt chất rắn lơ lửng sẽ lắng xuống đáy bể do trọng lực. Bùn lắng được thu gom và đưa đi xử lý tiếp.
Quá trình lọc chất rắn được ứng dụng phổ biến trong các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Khi nước thải chứa một lượng hydrocacbon việc loại bỏ chất gây ô nhiễm trở thành vấn đề được quan tâm. Bởi dầu thường có tỷ trọng thấp hơn nước, nó không tạo nhũ để thực hiện quá trình riêng biệt được. Vì thế sử dụng phương pháp lọc sơ cấp sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Bước 3: Sục khí
Nước thải được bơm vào bể Aeroten, không khí được cung cấp liên tục từ đáy bể bằng các máy thổi khí. Vi sinh vật hiếu khí trong bể sẽ sử dụng oxy để phân hủy các chất hữu cơ.
Sục khí tốc độ cao: Phương pháp nhằm cung cấp thực phẩm dư thừa bằng cách tuần hoàn cho quần thể sinh khối. Vì thế nhu cầu oxy sinh hóa tăng nhanh đáng kể nhằm hoàn thành quá trình xử lý nước thải.
Sục khí thường: Thiết kế bùn hoạt tính sử dụng trong giai đoạn nội sinh tạo ra lượng nước thải chấp nhận về mức BOD và tổng mức chất rắn lơ lửng TSS theo tiêu chuẩn. Sục khí thường sẽ tối ưu chi phí xử lý, chi phí vận hành mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp.
Sục khí mở rộng: Giai đoạn nội sinh sử dụng oxy hóa dài hơn nhằm giảm mức BOD trong nước thải. Điều này thường đòi hỏi vốn, chi phí vận hành cao hơn. Tuy nhiên sẽ làm giảm BOD thấp hơn và hàm lượng TSS thấp hơn theo TCVN yêu cầu.
Sục khí từng bước giảm dần: Trong một lưu vực dòng chảy cắm phần đầu của lưu vực tiếp nhận nước thải thường cô đọng nhất và có nhiều tạp chất. Vì thế quá trình trao đổi luôn cần nhiều oxy lớn nhất. Khi chất thải đi qua khu vực này tốc độ oxy giảm dần tức là phản ánh giai đoạn oxy đang tăng cao.
Bước 4: Lọc thứ cấp
Nước thải sau xử lý sinh học được đưa vào bể lắng thứ cấp. Sinh khối vi sinh vật sẽ lắng xuống đáy bể, tạo thành bùn hoạt tính. Một phần bùn hoạt tính được tuần hoàn trở lại bể Aeroten để duy trì nồng độ vi sinh vật, phần còn lại được đưa đi xử lý bùn.
Bước 5: Khử trùng
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp có thể chứa nhiều nguồn nước thải công nghiệp khác nhau gồm BOD, COD, TSS, hóa chất, xyanua, chất thải sinh hoạt…Quy trình khử trùng được tiến hành theo các phương pháp sau:
- Khử trùng bằng clo: Clo được thêm vào nước thải để tiêu diệt vi khuẩn và các vi sinh vật gây bệnh khác.
- Khử trùng bằng tia UV: Nước thải được chiếu tia UV để tiêu diệt vi sinh vật.
- Khử trùng bằng ozone: Ozone được sục vào nước thải để tiêu diệt vi sinh vật.
Bước 6: Xử lý chất rắn
Việc xử lý chất rắn lẫn trong nguồn nước thải công nghiệp áp dụng phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào đặc tính của nguồn nước thải. Các phương pháp xử lý cuối cùng xử lý chất rắn bao gồm đốt, sử dụng phân bón, chôn lấp…
Các thiết bị chính của hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
Trong 1 hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đều cần có các thiết bị chính sau:
- Đồng hồ đo nước thải: Tại các vị trí nước thải đầu vào và đầu ra của đồng hồ đều cần có đồng hồ nhằm mục đích đo lưu lượng dòng chảy nước thải vào ra của hệ thống.
- Lọc Y: Dùng để lọc chất thải rắn ra khỏi dòng chảy nhằm giảm tình trạng kẹt rác các thiết bị hoạt động phía sau.
- Bể lắng: Dùng để tách các chất rắn lơ lửng ra khỏi nước thải bằng phương pháp lắng đọng tự nhiên.
- Bể điều hòa: Điều hòa lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải, tránh tình trạng quá tải hoặc đột biến khi xử lý.
- Bể lọc: Bao gồm các loại bể lọc cát, than hoạt tính, giúp loại bỏ cặn bẩn, chất hữu cơ và hóa chất có hại trong nước.
- Thiết bị tuyển nổi (DAF): Sử dụng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng, dầu mỡ trong nước thải bằng cách tạo bọt khí nhỏ giúp nâng các chất lên bề mặt.
- Bể sinh học: Sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Các loại bể sinh học thường dùng là bể bùn hoạt tính, bể lọc sinh học hoặc bể màng lọc sinh học.
- Bể khử trùng: Dùng để khử trùng nước thải trước khi xả ra môi trường, thường sử dụng hóa chất như clo hoặc tia cực tím (UV).
- Thiết bị tách dầu mỡ: Được lắp đặt ở các khu vực có lượng dầu mỡ thải ra lớn, giúp tách dầu mỡ ra khỏi nước thải.
- Máy ép bùn: Sau khi bùn thải được tách ra khỏi nước, máy ép bùn giúp giảm thể tích bùn để dễ dàng xử lý hoặc vận chuyển.
Hiện nay hệ thống xử lý nước thải công nghiệp được lắp đặt và sử dụng rộng rãi khắp các tỉnh thành Việt Nam nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó việc áp dụng các công nghệ xử lý nước thải hiện đại cũng là 1 trong các tiêu chí đánh giá chất lượng nhà máy, xí nghiệp. Thiết bị đo THP chuyên cung cấp các thiết bị đo cho hệ thống xử lý nước công nghiệp, sẵn sàng tư vấn giải pháp và lắp đặt hệ thống cho khách hàng chu đáo, nhiệt tình nhất. Liên hệ Hotline để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.