Nhôm là gì? Nhôm có màu gì, tính chất và ứng dụng

Chủ đề hôm nay Thiết bị đo THP sẽ chia sẻ về khái niệm nhôm là gìvà giải đáp những thắc mắc xoay quanh nhôm như nhôm có màu gì, nhôm dùng để làm gì và đặc tính của nhôm như thế nào. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nhôm có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!

nhom-la-gi
Định nghĩa nhôm là gì?

Nhôm là gì?

Nhôm là một kim loại mềm, nhẹ và là nguyên tố hóa học có ký hiệu Al với số nguyên tử 13 trong bảng tuần hoàn nguyên tố. Kim loại này có đặc điểm khá mềm, rất nhẹ và có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt và chống ăn mòn rất tốt. 

Trong đó, nhôm được chiết xuất từ quặng bauxite và thông qua các quy trình công nghiệp hiện đại như Bayer và điện phân Hall-Heroult nên đây là kim loại được đánh giá phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất và cùng là nguyên tố phổ biến thứ 3 sau oxy, silic.

Tuy nhiên, nhôm nguyên chất rất khó tìm kiếm trong tự nhiên bởi nhóm thường được tìm thấy khi kết hợp cùng oxygen hoặc cùng nguyên tố khác. Do đó, người ta thường gọi là hợp kim nhôm.

Nhôm có màu gì?

Nhôm là kim loại có màu trắng bạc tự nhiên với bề mặt bên ngoài sáng bóng dễ dàng nhận biết. Nhờ vậy nên nhôm được sử dụng rộng rãi trong đời sống, đặc biệt với các ứng dụng yêu cầu về tính mỹ thuật như khung cửa, vật liệu trang trí. Tuy nhiên, nhôm có tính chất màu sắc riêng, cụ thể:

  • Khi tiếp xúc với không khí, màu của nhôm sẽ chuyển sang trắng mờ nhờ lớp oxit bảo vệ tự nhiên giúp bề mặt của kim loại này luôn sáng bóng và chống oxy hóa ăn mòn.
  • Đối với loại nhôm anodized có thể nhuộm màu để tạo tính thẩm mỹ, thích hợp với các yêu cầu thiết kế đặc biệt.
kim-loai-nhom-la-gi
Màu của nhôm là gì và đặc điểm

Tính chất nổi bật của nhôm là gì?

Đặc điểm của nhôm là có cấu trúc mạng lập phương tâm diện và sở hữu nhiều tính chất nổi bật như về tính chất vật lý và tính chất hóa học:

Tính chất vật lý

  • Nhôm là kim loại nhẹ, trọng lượng riêng của nhôm chỉ bằng ⅓ thép nên thích hợp với ứng dụng yêu cầu giảm tải trọng.
  • Nhiệt độ nóng chảy là 660 độ C, nhôm dễ uốn nắn và tạo nhiều hình dáng khác nhau.
  • Nhôm có tính dẻo, có thể kéo sợi, dát mỏng 0.01mm như sử dụng bọc thực phẩm.
  • Nhôm có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

Tính chất hóa học

  • Khả năng chống ăn mòn tự nhiên nhờ lớp oxit nhôm bảo vệ bề mặt khỏi tác nhân gây oxy hóa.
  • Có thể kết hợp với các kim loại khác để tạo hợp kim đa dụng như đồng, kẽm, silic,…
tinh-chat-cua-nhom
Đặc tính của nhôm là gì?

Ưu và nhược điểm của nhôm với các kim loại khác

Có thể thấy rằng, nhôm là kim loại phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. So với các kim loại khác, nhôm có những ưu điểm và nhược điểm riêng như:

Ưu điểm:

  • Trọng lượng nhẹ: Nhôm Al có khối lượng riêng là 2.7 kg/cm3 và thấp hơn so với hầu hết các kim loại khác.
  • Chống ăn mòn: Kim loại nhôm có khả năng tự tạo thành lớp oxit bảo vệ trên bề mặt giúp chống ăn mòn trong nhiều môi trường.
  • Dẫn điện, dẫn nhiệt: Kim loại này có khả năng dẫn điện và nhiệt rất tốt và thường được làm các vật liệu điện.
  • Tái chế: Nhôm có thể tái chế nhiều lần và không làm ảnh hưởng tới chất lượng, góp phần bảo vệ môi trường.
  • Giá thành: Có giá thành tương đối thấp so với những loại kim loại có tính chất tương đương.

Nhược điểm:

  • Độ bền: Nhôm có độ bền cơ học thấp hơn so với thép và một số kim loại khác, dễ bị biến đổi khi gặp áp lực lớn.
  • Độ cứng: Al tương đối mềm và dễ bị trầy xước, móp méo khi bị tác động.
  • Khả năng chịu nhiệt: Dễ bị biến dạng khi ở nhiệt độ cao với nhiệt độ nóng chảy thấp.
  • Phản ứng kiềm: Với phản ứng mạnh mẽ với dung dịch kiềm mạnh nên có thể bị ăn mòn.
uu-nhuoc-diem-cua-nhom
Ưu nhược điểm của nhôm so với một số kim loại có tính chất tương đồng

Ứng dụng của nhôm trong đời sống và trong công nghiệp?

Sở hữu với nhiều đặc tính ưu việt, kim loại nhôm được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống và hầu hết trong các lĩnh vực, phổ biến như:

  • Trong đời sống hằng ngày: Ứng dụng nhôm làm nồi, chảo, bình nước,… nhờ khả năng dẫn nhiệt và dễ vệ sinh. Hay sử dụng nhôm làm lon nhôm, giấy bạc nhôm giúp bảo quản thực phẩm, chống ẩm, oxy hóa.
  • Trong xây dựng: Sản xuất vật liệu cách nhiệt, cách âm như vách ngăn, trần nhà và các công trình dân dụng, thương mại như khung cửa nhôm, cửa sổ,… 
  • Trong phụ kiện ngành nước: Nhôm được sản xuất làm các bộ phận bên ngoài hoặc các linh kiện bên trong như bảng mạch, thân đồng hồ nước, thân van, nắp đậy,…
  • Trong công nghiệp nặng: Ứng dụng sản xuất trong ngành hàng không, ô tô như thân máy bay, tàu thuyền, khung ô tô và ứng dụng trong ngành điện như dây dẫn điện nhôm trong các hệ thống truyền tải điện năng. Ngoài ra, nhôm còn được sử dụng trong công nghiệp điện tử như linh kiện máy tính, điện thoại, đĩa CD,…
  • Trong mỹ phẩm: Hợp chất của nhôm có đặc tính trở thành vật liệu sinh học và mịn màng nên có thể ứng dụng làm kem che khuyết điểm, son môi, phấn má hồng,…
ung-dung-cua-nhom-la-gi
Ứng dụng của nhôm hiện nay

Trên đây là những chia sẻ về nhôm là gì, nhôm có màu gì, nhôm dùng để làm gì cũng như những đặc tính và ưu nhược điểm của nhôm. Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về kim loại nhôm. Đừng quên theo dõi Thiết bị đo THP thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức thú vị và kinh nghiệm hay nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *