Xử lý nước thải hiện đang là vấn đề cấp thiết và luôn được ưu tiên nhằm bảo vệ nguồn nước, môi trường. Tuy nhiên, quá trình xử lý nguồn nước thải cần yếu tố kỹ thuật và chuyên môn để đạt được hiệu quả tốt nhất. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về xử lý nguồn nước thải cũng như quy trình, phương pháp, hệ thống xử lý và cách vận hành tối ưu, hãy cùng Thiết bị đo THP theo dõi bài viết sau.
Xử lý nước thải là gì?
Xử lý nước thải là quá trình loại bỏ các chất gây ô nhiễm ra khỏi nước thải bằng các phương pháp hóa học, sinh học hoặc cơ học giúp đem đến nguồn đạt tiêu chuẩn khi xả thải ra ngoài môi trường. Thông thường, nước thải sau khi xử lý đạt chuẩn sẽ được xả thải ra các khu vực nước tự nhiên như ao hồ, sông suối, đạt dương,…
Chính vì thế, việc làm sạch nước thải là yếu tố quan trọng và cấp thiết trong khu dân cư, khu công nghiệp, nhà máy sản xuất,… để kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, thực trạng thiếu nguồn nước sạch trong tương lai và bảo vệ hệ sinh thái sinh vật.
Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải hiện nay
Hệ thống xử lý nước thải là gì? Có thể hiểu đơn giản, đây là sự kết hợp của các phương pháp xử lý riêng lẻ thành một quy trình hiệu quả giúp mang tới nguồn nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải.
Đặc biệt, hệ thống xử lý nước thải cần phải thiết kế phù hợp với từng loại nước thải và chi phí xây dựng, lắp đặt hợp lý đồng thời dễ dàng khi nâng cấp hệ thống. Hiện nay, hệ thống để xử lý nguồn nước thải phổ biến gồm 4 loại như sau:
- Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt: Với nguồn nước thải sinh hoạt xuất phát từ các hoạt động ăn uống, vệ sinh, tắm rửa,… nên trong hệ thống này thường sử dụng các phương pháp sinh học cùng với hóa học để xử lý.
- Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp: Là nguồn nước phát sinh từ các hoạt động sản xuất, xây dựng của khu công nghiệp, nhà máy sản xuất như dệt may, thực phẩm,… Do đó, đối với nước thải công nghiệp cần phải có một hệ thống xử lý phù hợp riêng.
- Hệ thống xử lý nước thải nông nghiệp: Với nguồn nước thải xuất phát từ các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt,… với nhiều nồng độ chất hữu cơ cao cùng nhiều vi sinh vật và thuốc trừ sâu, phân bón. Vì thế, hệ thống xử lý nguồn nước thải này cần phải có phương pháp sinh học và hóa học.
- Hệ thống xử lý nước thải y tế: Là nguồn nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám,… chứa nhiều mầm bệnh và chất độc hại nên cần xử lý kết hợp nhiều phương pháp để loại bỏ hoàn toàn chất bẩn và đưa ra nguồn nước đạt chuẩn.
Ngoài ra, trong một hệ thống xử lý nguồn nước thải hoàn chỉnh luôn bao gồm các thành phần chính gồm bể lắng, song chắn rác, đồng hồ đo nước thải, nguồn cấp hóa chất, bể lắng, bể lọc, hệ thống xử lý sinh học.
Quy trình xử lý nước thải cơ bản, hiệu quả
Mội một hệ thống xử lý nguồn nước thải sẽ có một quy trình khác nhau giúp phù hợp với mức độ ô nhiễm của nước thải. Tuy nhiên, về tổng quan quy trình xử lý nước thải đều thực hiện với các bước cơ bản sau:
Bước 1: Bể chứa tiếp nhận các nguồn nước thải đã được lọc khi đi qua song chắn rác và đối với các rác thải lớn như bùn, mảnh gỗ, nhựa, dầu sẽ được xử lý riêng.
Bước 2: Nước thải được di chuyển đến bể lắng và từ từ chảy chậm lại để loại bỏ các vật liệu nặng như cát, sỏi ở dưới đáy bể và lớp dầu mỡ, mảnh nhựa,.. ở trên mặt bể.
Bước 3: Tiến hành sục khí tại bể hiếu khí để xử lý các chất gây ô nhiễm, chất hữu cơ trong nước thải thành bùn hoặc các hạt nặng bằng sinh vật hiếu khí.
Bước 4: Loại bỏ các chất thải rắn hoặc bùn ở bước 3 và di chuyển nước thải sang bể kỵ khí để các sinh vật kỵ khí tiêu thụ các chất độc, chất ô nhiễm khác còn trong nước thải.
Bước 5: Tiến hành khử trùng nước thải đã qua xử lý bằng tia cực tím hoặc Clorin, Javel để loại bỏ các sinh vật gây bệnh còn sót lại trong nước thải và đạt tiêu chuẩn xả thải để thải ra ngoài nguồn tiếp nhận (sông, hồ, ao, suối,…) hoặc tái sử dụng.
Bước 6: Xử lý bùn, chất thải rắn đã được loại bỏ ở bể lắng và bể sục khí, bể hiếu khí bằng phương pháp chôn, làm phân bón hoặc mang đi đốt để tạo năng lượng,…
Các phương pháp xử lý nước thải được sử dụng phổ biến
Để quá trình xử lý nguồn nước thải hiệu quả, tối ưu thời gian thì trong một hệ thống luôn có một hoặc những phương pháp sau đây:
Phương pháp cơ học
Phương pháp này giúp loại bỏ các chất thải thô như bùn, chai nhựa, mảnh gỗ,… và các chất không tan lơ lửng như dầu mỡ bằng song chắn, lưới lọc rác và bể lắng hoặc tuyển nổi.
- Ưu điểm: Chi phí lắp đặt thấp, dễ dàng triển khai và vận hành, phù hợp với những loại nước thải chứa nhiều chất rắn lơ lửng.
- Nhược điểm: Không thể loại bỏ các chất hữu cơ hay các chất độc, chất gây ô nhiễm.
Phương pháp sinh học
Đây là phương phải sử dụng các vi sinh vật hiếu khí, kỵ khí để phân hủy các chất hữu cơ, các chất độc, chất gây ô nhiễm trong nước thải sang bùn.
- Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí khi vận hành và thân thiện với môi trường.
- Nhược điểm: Mất nhiều thời gian và không gian để xử lý nguồn nước thải đạt chuẩn.
Phương pháp hóa học
Đây là phương pháp gây biến đổi hóa học và tạo các chất gây độc hại, ô nhiễm môi trường thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hòa tan an toàn với môi trường và trường sử dụng phương pháp trung hòa, oxy hóa khử hay tạo kết tủa.
- Ưu điểm: Đạt hiệu quả xử lý với nước thải độc hại có chứa nhiều hóa chất, kim loại nặng.
- Nhược điểm: Chi phí xây dựng và vận hành cao, cần người có chuyên môn vận hành và quản lý hóa chất.
Phương pháp kết hợp
Phương pháp này được kết hợp từ các phương pháp cơ học, sinh học và hóa học giúp cải thiện chất lượng nguồn nước thải đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Ưu điểm: Đem lại hiệu quả xử lý cao và đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt.
- Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu lớn và hệ thống vận hành phức tạp.
Cách vận hành hệ thống xử lý nước thải tối ưu
Bên cạnh một hệ thống xử lý nguồn nước thải hoàn chỉnh, chất lượng thì cách vận hành hệ thống xử lý nước thải tối ưu chính là phương án giúp kéo dài hiệu quả xử lý và tuổi thọ của hệ thống. Dưới đây là cách vận hành hệ thống:
Giám sát
Theo dõi và điều chỉnh thông số về mực nước thải và các hệ thống xử lý cơ học, sinh học, hóa học bằng cách đánh giá trực quan. Đồng thời, giám sát tự động bằng thiết bị đo lường như đồng hồ đo nước thải để kiểm soát lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra cũng như chất lượng nước thải phù hợp với tiêu chuẩn.
Bảo trì
Lên kế hoạch bảo trì định kỳ cho hệ thống bao gồm vệ sinh bể lắng, bể sinh học, bể khử trùng và kiểm tra, bảo dưỡng, hiệu chuẩn định kỳ các thiết bị cơ khí và thiết bị đo lưu lượng. Ngoài ra, cần lên phương án dự phòng đối với các thiết bị quan trọng để hạn chế xử lý xảy ra.
Xử lý sự cố
Đầu tiên, cần tìm ra nguyên nhân xảy ra sự cố với một số trường hợp phổ biến thường gặp như:
- Tắc nghẽn, rò rỉ hệ thống đường ống.
- Hư hỏng các thiết bị cơ khí hoặc các bộ phận khác.
- Thay đổi đột ngột lưu lượng hay nồng độ ô nhiễm của lưu lượng nước thải.
Do đó, nhân viên cần xử lý sự cố phù hợp với từng trường hợp. Đặc biệt, để phòng ngừa sự cố có thể xảy ra bên cạnh việc vận hành hệ thống đúng quy trình, bảo trì bảo dưỡng thường xuyên thì cần lắp đặt các thiết bị đo lường giúp giám sát chặt chẽ. Tiêu biểu như sử dụng đồng hồ nước thải để kiểm soát lưu lượng nước thải, theo dõi hệ thống từ xa và phát hiện các dấu hiệu bất thường kịp thời để xử lý.
Xử lý nước thải là quá trình vô cùng phức tạp và đòi hỏi tính chuyên môn cùng một hệ thống, cách vận hành bài bản giúp tối ưu hiệu quả và chi phí hoạt động. Hy vọng bài viết trên đây của Thiết bị đo THP đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào dành cho chúng tôi, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để đội ngũ nhân viên có thể hỗ trợ bạn nhanh chóng nhé!