Điện áp là gì? Tưởng chừng là một câu hỏi đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu và biết rằng chúng ta đang tương tác hằng ngày với điện áp. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về điện áp là gì cũng những vấn đề xung quanh khái niệm này, hãy cùng Thiết bị đo THP khám phá ngay bài viết dưới đây nhé!
Điện áp là gì?
Điện áp còn có tên gọi khác là hiệu điện thế và được hiểu là sự chênh lệch giữa nơi có điện thế cao và nơi có điện thế thấp. Thông thường, điện áp được xác định dựa trên trên dây dẫn và đóng vai trò quan trọng trong quá trình khởi động cũng như duy trì khả năng hoạt động của sản phẩm.
Chính vì thế, nếu điện áp không đủ thì thiết bị điện sẽ không thể hoạt động do bị đoản mạch hay ngắt mạch. Đồng thời, nếu điện áp quá cao so với mức giới hạn của thiết bị điện cũng có thể gây tình trạng hỏng mạch.
Ví dụ cụ thể, điện áp lưới điện gia đình thường là 220V bởi vì điện áp nơi cao nhất 220V và nơi thấp nhất (điện áp dưới đất) là 0V. Hoặc nếu bảng điện A có điện thế là 220V và bảng điện B có điện thế là 180V, vậy điệp áp giữa 2 bảng điện là 40V.
Điện áp ký hiệu là gì?
Trong các sơ đồ mạch điện và công thức, điện áp thường được ký hiệu bằng U hoặc V và sử dụng đơn vị Volt (V). Như vậy, nếu U = 220V nghĩa là điện áp có giá trị là 220 Volt.
Công thức tính điện áp
Dựa vào khái niệm điện áp là gì và ký hiệu vật lý ta sẽ có công thức để tính sự chênh lệch điện thế giữa 2 điểm A và B là V(AB) = V(A) – V(B).
Bên cạnh đó, nếu ở 1 điểm thì hiệu điện thế sẽ được tính dựa trên công thức như sau:
V = I * R
Trong đó:
- I: Cường độ dòng điện (A)
- R: Điện trở (Ω)
So sánh điện áp là gì và dòng điện là gì?
Điện áp và dòng điện là 2 khái niệm thường khiến nhiều người nhầm lẫn và lầm tưởng rằng hai khái niệm này là một. Trên thực tế, điện áp và dòng điện là 2 khái niệm khác nhau nhưng thường đi đôi với nhau, cụ thể như sau:
- Điện áp là sự chênh lệch giữa điện thế và là lực đẩy giúp electron di chuyển, có đơn vị là Volt (V)
- Dòng điện là sự di chuyển của các electron và có đơn vị là Ampe (A).
Hoặc có thể hình dung là điện áp như áp suất nước ở trong đường ống, còn dòng điện như lượng nước chảy qua đường ống.
Ứng dụng của điện áp trong đời sống hằng ngày
Điện áp không chỉ là một khái niệm lý thuyết đơn giản mà nó còn xoay quanh cuộc sống của chúng ta. Đặc biệt, điện áp được ứng dụng khá rộng rãi như:
- Trong hệ thống dân dụng: Điện áp đóng vai trò quan trọng trong quá trình cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện. Ở Việt Nam ,điện áp tiêu chuẩn thường sử dụng trong hệ thống điện dân dụng là 220VAC và giúp các thiết bị như tủ lạnh, điều hòa, bình nóng lạnh,… hoạt động.
- Trong công nghiệp: Điện áp trong công nghiệp thường cao hơn so với điện dân dụng nhằm vận hành các thiết bị máy móc có công suất lớn như một số nhà xưởng sử dụng loại máy có điện áp lên tới 11kV hoặc cao hơn.
- Trong thiết bị điện tử: Đối với các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, laptop, tivi,.. thường sử dụng loại điện áp thấp DC nên trong quá trình sạc thường sử dụng bộ chuyển đổi (adapter) để chuyển từ điện áp 220VAC trong ổ cắm điện sang điện áp DC thấp hơn thường từ 3,3V – 12V.
Dưới đây là bảng so sánh điện áp trong ứng dụng đời sống giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn.
Ứng dụng | Loại điện áp | Giá trị điện áp thông thường |
Hệ thống điện dân dụng | AC | 220V |
Công nghiệp | AC | 380V – 11kV hoặc cao hơn |
Smartphone | DC | 3.7V – 5V |
Laptop | DC | 19V – 20V |
Pin AA | DC | 1.5V |
Một số khái niệm liên quan đến điện áp
Dưới đây là một số khái niệm liên quan đến điện áp và được nhiều người quan tâm hiện nay.
1. Điện áp đầu vào là gì?
Điện áp đầu vào là dải điện ổn áp có thể tiếp nhận ở đầu vào để chuyển thành điện áp phù hợp ở đầu ra. Những dải điện áp thường sử dụng như 140V – 250V, 90V – 250V,… Do đó, dòng điện đầu vào có điện áp dao động trong các dải điện áp trên sẽ được ổn định và điện áp đầu ra phù hợp để thiết bị điện hoạt động.
2. Điện áp bước là gì?
Điện áp bước là điện áp giữa hai chân người khi đứng trên mặt đất trong vùng sự cố. Có thể hiểu rằng, khi người đứng ở trong vùng điện thế chạm đất, 2 chân sẽ ở 2 vị trí và có 2 điện thế khác nhau, lúc này giữa 2 chân hình thành một điện áp và được gọi là điện áp bước.
3. Điện áp tiếp xúc là gì?
Điện áp tiếp xúc là điện áp giữa vị trí chân người đứng với vị trí phần tiếp đất của thiết bị mà con người có thể chạm phải. Hiểu một cách khác, điện áp giữa tay người khi chạm vào thiết bị có mang điện áp và đất nơi người đứng được gọi là điện áp tiếp xúc.
4. Cấp điện áp là gì?
Theo quy định hệ thống điện truyền tải về Khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2016/TT-BCT, cấp điện áp là một trong những giá trị của điện áp định danh và được sử dụng trong hệ thống điện bao gồm:
- Cấp điện áp danh định đến 01kV là hạ áp.
- Cấp điện áp danh định trên 01KV đến 35kV là trung áp
- Cấp điện áp danh định trên 35kV đến 220kV là cao áp.
- Cấp điện áp danh định trên 220kV là siêu cao áp.
Điện áp tưởng chừng nghe rất xa lạ nhưng nó luôn được ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Chính vì thế, việc hiểu rõ điện áp sẽ giúp quá trình sử dụng thiết bị điện được an toàn và bền hơn. Hy vọng bài viết trên đây của Thiết bị đo THP sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm điện áp là gì và những ứng dụng điện áp hiện nay.